Để bảo quản nông sản lâu mà vẫn đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế nhiều người tìm đến phương pháp sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản. Ở nước ta, tính trung bình, tổn thất sau thu hoạch do phương pháp bảo quản hiệu ...
Các loại nông sản là mặt hàng cần được bảo quản, lưu trữ trong điều kiện tiêu chuẩn để nó luôn tươi ngon, giữ được giá trị dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng. Vậy kho lạnh nông sản có những loại nào? Cách tính toán thi công kho lạnh nông sản? Chúng ta cần lưu ý gì khi bảo quản nông sản trong kho lạnh? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Kho lạnh nông sản có các loại nào?
Bảo quản lạnh cho nông sản là phương pháp bảo quản được người tiêu dùng áp dụng từ lâu. Trước đây, khi chưa có những thiết bị hiện đại, chúng ta bảo quản bằng cách ngâm trong các thùng đá lạnh. Tuy nhiên biện pháp này chỉ giúp bảo quản nông sản trong một thời gian ngắn và chỉ bảo quản được số lượng ít. Nhưng giờ đây với sự xuất hiện kho lạnh nông sản đã mang đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích tuyệt vời như:
Mặt hàng nông sản có rất nhiều loại và cũng có nhiệt độ bảo quản khác nhau, vì vậy các nhà sản xuất đa cho ra đời hai loại kho lạnh nông sản cơ bản, đó là kho lạnh nông sản bảo quản nhiệt độ dương và kho lạnh nông sản bảo quản nhiệt độ âm.
1.1 Kho lạnh nông sản bảo quản nhiệt độ dương.
Đối với những sản phẩm như rau củ, cần kho lạnh bảo quản nhiệt độ lý tưởng nhất thường từ: 2 độ C – 15 độ C. Đây là lựa chọn tuyệt vời để thiết kế lắp đặt kho lạnh bảo quản rau quả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, nông sản, rau củ quả khác nhau mà mức nhiệt độ của kho có thể có sự khác biệt.
Ví dụ như với kho bảo quản chanh thì nhiệt độ trên 5 độ C, kho bảo quản chuối thì nhiệt độ trên 9 độ C.
1.2 Kho lạnh nông sản bảo quản nhiệt độ âm.
Thường thì nhiều người sẽ cho rằng, các mặt hàng nông sản sẽ thường được bảo quản ở nhiệt độ dương, tuy nhiên tùy vào công đoạn sản xuất sản phẩm và cách bảo quản cũng khác nhau. Có một số mặt hàng phải qua kho cấp đông nông sản nhanh để giữ chất lượng sản phẩm ban đầu. Nhiệt độ bảo quản một số sản phẩm nông sản này luôn nằm từ -15 đến -20 độ C.
2. Cách tính toán thi công kho lạnh nông sản phù hợp, hiệu quả.
2.1 Cách tính diện tích kho lạnh nông sản.
+ Cách tính thể tích kho lạnh
Công thức tính thể tính kho lạnh: V = E / gv (đvt m3)
Trong đó: V: Thể tích E: Năng suất kỳ vọng – lượng sản phẩm kho có thể bảo quản (tấn)
gv: Định mức chất tải của kho lạnh (tấn/m3)
Định mức chất tải kho lạnh nông sản khác nhau vì còn tùy thuộc vào các loại sản phẩm
+ Diện tích chất tải kho lạnh nông sản
Công thức tính diện tích chất tải: F= V / h (đvt: m2)
Trong đó: F: Diện tích chất tải (m2) V: Thể tích kho (m3) h: Chiều cao chất tải của kho lạnh (m)
h – Chiều cao chất tải của kho lạnh, m
2.2 Cách tính diện tích xây dựng kho lạnh nông sản.
Trên thực tế khi tính diện tích kho lạnh cần tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh,… Cho nên diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính toán ở trên và được xác định theo công thức:
Công thức tính diện tích xây dựng: FXD= F/ T (đvt: m2)
Trong đó: FXD: diện tích cần xây dựng (m2) F: diện tích chất tải
βT: Loại hệ số được sử dụng để tính đến diện tích không gian đi lại, diện tích khe hở giữa các sản phẩm và diện tích cho lắp đặt dàn lạnh kho lạnh,…
3. Nhiệt độ bảo quản các loại nông sản trong kho lạnh.
c sản phẩm nông sản rất dễ hỏng, mốc, nấm, điều này sẽ khiến cho sản phẩm bị hao hụt, kém chất lượng dẫn tới không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chỉ tiêu chất lượng để cung cấp ra thị trường và xuất khẩu. Vì vậy, việc sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản là điều cần thiết.
Tuy nhiên để các sản phẩm nông sản vẫn giữ nguyên được kết cấu ban đầu, thì cần phải lựa chọn nhiệt độ bảo quản sản phẩm trong kho lạnh phù hợp. Nếu chỉ cần lựa chọn sai nhiệt độ thì hàng hóa sẽ nhanh bị hư hỏng, giá trị trị dinh dưỡng sẽ giảm sút.
Sau đây là bảng nhiệt độ bảo quản các loại nông sản trong kho lạnh, quý khách hàng có thể tham khảo để lựa chọn được nhiệt độ phù hợp với từng loại nông sản.
4. Cấu tạo và cách lựa chọn chất liệu cho kho lạnh nông sản.
Kho lạnh nông sản có cấu tạo như thế nào? Cách lựa chọn chất liệu cho kho lạnh nông sản như thế nào để đảm bảo chất lượng? Đây là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm hiện nay.
Theo đó, kho lạnh nông sản được thiết với nhiều kích cỡ và chất liệu khác nhau, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm thích hợp. Tương tự như các sản phẩm kho lạnh công nghiệp được lắp đặt bởi kho lạnh Biển Bạc , kho lạnh nông sản có một số đặc điểm cấu tạo nổi bật như:
Panel cách nhiệt vỏ kho lạnh.
Bộ phận vỏ kho lạnh nông sản được sử dụng phương pháp lắp ghép bằng mộng âm dương hoặc ghép bằng khoá camlocking. Tuy nhiên, phương pháp lắp ghép bằng khoá camlocking được ưa chuộng hơn do sự nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Vỏ kho lạnh nông sản thường được làm từ những tấm panel lớn, nhẵn, có khả năng chống chịu ăn mòn, chịu rung tốt. Đặc biệt các lớp panel này khá nhẹ, thiết kế đặc biệt cho khả năng cách nhiệt tốt.
Những tấm panel này thường được làm từ 2 nguyên liệu chính là EPS và PU. Chất liệu panel PU thường được dùng cho kho đông còn panel EPS lại phù hợp với các loại kho mát. Tùy theo dải nhiệt độ mà chúng ta sẽ có thể tính toán và lựa chọn loại panel phù hợp.
- Panel EPS có cấu tạo với xốp trắng có tỷ trọng từ 18 – 22 kg/m, 2 mặt bọc bọc PVC 0.41mm – 0.8mm hoặc tole mạ màu, liên kết của các tấm panel EPS chính là bắn đinh rút và liên kết mộng sập.
- Panel PU có cấu tạo với 3 lớp, lớp giữa được làm bằng xốp vàng với tỷ trọng 38-42kg/m3 và có độ chịu nén là 0,2 – 0,29 Mpa, tỷ lệ bọt khí là 95% và 2 mặt bọc PVC 0.41mm – 0.8mm hoặc bọc tole mạ màu, liên kết của các tấm panel PU là khóa camlock hoặc mộng sập.
4.2 Bộ phận cửa kho lạnh nông sản
Cửa kho lạnh gồm có 2 loại cơ bản là cửa mở và cửa trượt. Tuy nhiên dù là loại cửa nào đi nữa cũng cần đảm bảo kết cấu như sau:
- Phần khung cần cửa khó có thêm kết cấu jont bao quanh để ngăn hoàn toàn khí lạnh thoát qua các khe
- Hai mặt cửa bọc tole colorbond hoặc bọc inox và phun PU Foam dày từ 75 – 100 – 125 mm.
- Điện trở sưởi hoạt động đồng bộ, ổn định với hoạt động của kho.
- Khung nhựa PVC được thiết kế có gắn chìm trong panel tường.
- Để đảm bảo chất lượng thì cửa kho lạnh nông sản nên sử dụng sản phẩm đến từ thương hiệu Gatter – tiêu chuẩn Đức.
4.3 Bộ phận máy nén kho lạnh nông
Trên thị trường có nhiều đơn vị với nhiều hãng máy đến từ nhiều quốc gia khác nhau, cụ thể như:
- Cụm máy nén lạnh Trung Quốc thương hiệu: XMK, Ecocool, Meluck, Copeland,… Giá rẻ, chất lượng trung bình không cao.
- Cụm máy nén lạnh Hàn Quốc thương hiệu: Sung Jin, Dongwa,.. Chất lượng tốt, giá tầm trung.
- Cụm máy nén lạnh Pháp thương hiệu Tecumseh sản phẩm nhập khẩu 100%. Giá thành cao, chất lượng tốt, linh kiện.
- Cụm máy nén lạnh Đức thương hiệu Bitzer sản phẩm nhập khẩu 100% giá thành cao nhất.
- Cụm máy nén lạnh Nhật Bản thương hiệu: Mitsubishi, Sanyo, Hitachi,Mycom, Panasonic,.. Giá thành rẻ, chất lượng tùy năng lực nhà thầu.
- Ở một vài kho lạnh, có thể sử dụng cụm máy nén dàn ngưng thay vì sử dụng các thiết bị riêng biệt để đem đến hiệu quả phối hợp tốt hơn trong hoạt động.
Tùy thuộc vào thiết kế, thể tích kho và nhiệt độ bảo quản mà chọn công suất máy, thương hiệu phù hợp.
4.4 Dàn lạnh kho lạnh nông sản .
Dàn lạnh thường chia thành model tương ứng với nhiệt độ sử dụng kho. Dàn lạnh được lắp bên trong phải đảm bảo có lớp vỏ chắc chắn, có tính thẩm mỹ. Bên trong dàn lạnh có bức cánh, quạt ly tâm, điện trở xả đá,...
Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại dàn lạnh của các hãng khác nhau như Danfoss, ECO, Copeland, Mitsubishi,...
4.5 Hệ thống tủ điều khiển kho lạnh nông sản
Chức năng chính của tủ điều khiển là kiểm soát và điều chỉnh hoạt động của kho lạnh nông sản. Với những thông số đã được cài sẵn sẽ giúp cho quá trình điều chỉnh, vận hành nhiệt độ, độ ẩm, … phù hợp với đặc thù của từng loại hàng hóa bảo quản.
5. Quy trình tư vấn, lắp đặt kho lạnh nông sản
Hiện nay, các xí nghiệp, cơ sở chế biến thực phẩm hay công ty sản xuất thì đều cần lắp đặt kho lạnh bảo quản nông sản. Vậy quá trình lắp đặt diễn ra nhưng thế nào? Dưới đây là quy trình các bước lắp đặt kho lạnh nông sản, quý khách hàng có thể tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng nền lắp kho lạnh nông sản.
Đầu tiên các nhân viên kỹ sư sẽ tiến hành đo đạc, nghiên cứu chất lượng cũng như những đặc tính liên quan của mặt bằng nơi lắp đặt kho lạnh.
Ngoài ra, khảo sát các vị trí đặt hệ thống dàn nóng xem có đủ điều kiện, diện tích để thiết kế hệ thống mái che hay không. Sau đó lên phương án thiết kế, lựa chọn giải pháp lắp đặt kho lạnh bảo quản tối ưu nhất.
Bước 2: Thi công lắp đặt kho lạnh nông sản.
Lắp phần vỏ kho lạnh: Vỏ kho panel sẽ được đơn vị thi công sản xuất đúng với kích thước đã khảo sát và có độ chính xác cao.
Vỏ Panel sẽ được bo góc bằng tole, nhôm, hoặc inox tùy vào từng kho. Các góc cạnh liên kết giữa những tấm panel được bôi silicon hoặc foam xốp chống tổn thất nhiệt.
Lắp đặt cửa ra vào: Cửa được lắp ở 1 trong 4 vị trí của kho lạnh. Mỗi kho lạnh có thể có nhiều hơn 1 cửa.
Lắp đặt hệ thống máy lạnh: Dàn lạnh lắp bên trong kho lạnh ở vị trí có đường ống đồng, dây điện ngắn nhất và tránh lắp dàn lạnh thổi ra hướng cửa kho lạnh.
Lắp đặt hệ thống điều khiển kho lạnh nông sản: Sau khi kết nối xong dàn nóng, dàn lạnh thì hệ thống điện sẽ được kết nối vào tủ điều khiển trung tâm.
Bước 3: Hoàn thiện kiểm tra, hướng dẫn vận hành kho lạnh.
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, chúng ta tiến hành kiểm tra các đầu mối nối tấm, dặm vít tại các góc cạnh và tiến hành chạy thử và đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, để có thể hiểu rõ hơn về những lưu ý khi lắp đặt và sử dụng kho lạnh nông sản, cũng như để biết được quá trình lắp đặt kho được diễn ra như thế nào, quý khách hàng có thể tham khảo thêm quy trình lắp đặt kho lạnh nông sản tại Hà Nội .
6. Lưu ý khi bảo quản nông sản trong kho lạnh
Để nông sản luôn đạt chất lượng tốt nhất, tránh bị hư hại, trong quá trình sử dụng kho lạnh bảo quản nông sản bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
6.1 Nhiệt độ kho lạnh nông sản
Nhiệt độ kho lạnh phụ thuộc vào từng loại nông sản và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo quản nông sản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Thông thường, nhiệt độ bảo quản nằm trong khoảng -2*C > 5*C. Ví dụ, kho lạnh sử dụng bảo quản rau quả như là súp lơ, carot, khoai tây… thường bảo quản trong khoảng 2 đến 3 tuần thì nên chọn nhiệt độ bảo quản là 20*C. Đối với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (chuối > 10*C, chanh > 4*C).
6.2 Độ ẩm của không khí trong kho lạnh nông sản
Kho lạnh cần phải đạt độ ẩm tiêu chuẩn
Độ ẩm của không khí trong kho lạnh nông sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản. Vì vậy, tùy từng loại thực phẩm, nông sản mà ta chọn độ ẩm của không khí cho thích hợp.
Thông thường các loại nông sản nên được lưu trữ ở độ ẩm từ 90 – 95%. Kết hợp với dải nhiệt độ nói trên sẽ làm giảm khả năng hoạt động của các loại nấm, vi khuẩn, hạn chế tình trạng hô hấp, mọc mầm, ...
6.3 Khả năng thông khí trong kho lạnh
Không khí chuyển động trong kho lạnh bảo quản có tác dụng đảm bảo không khi được lưu thông hợp lý, giúp làm giảm sự tiêu hao về nhiệt lượng trong quá trình lưu trữ (do ra vào kho, thân nhiệt người trong kho, …) và hạn chế tình trạng nấm mốc hoạt động.
6.4 Sử dụng màn nhựa PVC
Màn nhựa PVC đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định nhiệt độ phòng. Ngăn thất thoát hơi lạnh khi di chuyển. Hạn chế sự xâm nhập của hơi nóng. Ngăn cách các khu vực để thực phẩm riêng biệt trong một kho hàng dễ dàng.
6.5 Theo dõi định kỳ kho lạnh nông sản
Trong thời gian bảo quản nông sản, chúng ta cũng cần kiểm tra, theo dõi định kỳ để phát hiện sớm và có giải pháp khắc phục hiện tượng hư hỏng, nảy mầm để không làm giảm chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
6.6 Hạn chế ánh sáng chiếu vào kho lạnh nông sản
Hạn chế ánh sáng chiếu vào bởi vì ánh sáng chứa tia UV làm phá hủy chất béo, vitamin; ánh sáng làm nhạt màu nông sản; ánh sáng kích thích hoạt động của côn trùng; ánh sáng kích thích sự mở tế bào khí khổng nên tăng cường sự thoát hơi nước nên có thể gây héo nông sản.