Kho lạnh là phương pháp bảo quản có nhiều ưu điểm vượt trội. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thành phần chính quan trọng nhất trong cấu tạo kho lạnh .
Cấu tạo kho lạnh
Kho lạnh được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên loại thực phẩm được bảo quản như kho lạnh bảo quản thực phẩm, kho lạnh dược phẩm vacxin, kho lạnh nông sản, kho lạnh thủy hải sản,… nhưng cấu tạo kho lạnh đều chia thành hai phần chính là hệ thống cách nhiệt và hệ thống làm lạnh.
Hệ thống cách nhiệt
Hệ thống cách nhiệt là các chi tiết, bộ phận giữ vai trò đảm bảo nhiệt độ kho được ổn định, ngăn cách không khí lạnh trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Hệ thống cách nhiệt kho lạnh bao gồm:
1. Vỏ kho
Vỏ kho được làm từ những tấm panel được sản xuất riêng cho lắp đặt kho lạnh. Bề ngoài, lớp panel có độ nhẵn và bóng cao, màu sắc đẹp mắt và tạo cảm giác sạch sẽ.
Cấu trúc đơn giản nhưng có tính ổn định cao, chịu ăn mòn và chịu rung tốt. Vật liệu được sử dụng làm lõi có khổi lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt tốt.
Các tấm được kết nối bằng phương thức Labyrinth Style đảm bảo độ chặt khít và cách nhiệt giữa các tấm.
ấu trúc bản lề cho phép việc lắp đặt đơn giản, chính xác và tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí lắp đặt.
Kích thước các chiều dài, rộng, cao có thể được lựa chọn phù hợp với kích thước thiết kế của kho nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và khả năng cách nhiệt.
2. Cửa kho lạnh
Cửa được sử dụng cho kho lạnh phải đảm bảo được khả năng cách nhiệt tương đương với vỏ kho nhưng đồng thời cũng cần sự linh hoạt tiện lợi cho người sử dụng.
Cửa kho lạnh được sản xuất có nhiều chủng loại và kích thước đa dạng nhưng đều đảm bảo được độ kín của kho khi sử dụng. Điều này đồng nghĩa với khung cần có thêm kết cấu jont bao quanh để ngăn hoàn toàn khí lạnh thoát qua các khe.
Sử dụng vật liệu inox 304 không rỉ, bản lề và tay khóa bằng vật liệu atimon hoặc inox đảm bảo độ cứng chắc và sáng bóng của cánh cửa.
Khung bao cửa được thiết kế nhiều tầng rất vững chắc và điện trở sấy, giúp cách cửa luôn được khô ráo sạch sẽ và dể thay thế.
Hệ thống chốt an toàn giúp người bên trong kho lạnh có thể mở được cửa khi đang đứng ở bên trong.
Hệ thống làm lạnh
Vai trò của hệ thống làm lạnh là điều chỉnh nhiệt độ kho xuống đúng mức nhiệt được yêu cầu trong bảo quản. Chính vì vậy, tùy vào loại sản phẩm nhiệt độ bảo quản khác nhau thì kết cấu hệ thống lạnh cũng có những khác biệt. Bởi vậy trong nội dung cấu tạo chỉ để cập đến một vài thiết bị quan trọng nhất trong mỗi hệ thống.
1. Máy nén
Máy nén có tác dụng nén môi chất lạnh, là bộ phận quan trọng nhất, trái tim của mỗi hệ thống lạnh.
Có nhiều loại máy nén như máy nén piston, trục vít, xoắn ốc,… Các loại máy có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác khác biệt. Thông thường, máy nén sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài. Trong thiết kế và lắp đặt dựa trên thể tích kho và nhiệt độ bảo quản để quyết định công suất máy sử dụng.
Ở một vài kho lạnh, có thể sử dụng cụm máy nén dàn ngưng thay vì sử dụng các thiết bị riêng biệt để đem đến hiệu quả phối hợp tốt hơn trong hoạt động.
2. Dàn lạnh
Tương tụ với máy nén, dàn lạnh cũng thường được nhập khẩu và có nhiều thương hiệu cho bạn lựa chọn.
Cách dòng máy thường chia thành model tương ứng với đó là nhiệt độ sử dụng kho.
Dàn lạnh được lắp bên trong kho phải đảm bảo có lớp vỏ chắc chắn, có tính thẩm mỹ.
Bên trong dàn lạnh có một số bộ phận quan trọng cần được chú ý khi lựa chọn và sử dụng máy: bức cánh dàn lạnh, quạt li tâm, điện trở xả đá,…
3. Tủ điều khiển
Tủ điều khiển có chức năng chính là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của kho lạnh . Với những thông số được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của các thiết bị để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu.
Bên cạnh đó, tủ điều khiển cũng cần có những bộ phận để thực hiện báo hiệu cho người sử dụng khi thiết bị gặp phải trục trặc trong vận hành. Riêng với tủ điều khiển được nghiên cứu và chế tạo bởi công ty Biển Bạc còn tích hợp chức năng báo động qua điện thoại cho người sử dụng.
Khi lựa chọn thiết bị sử dụng cần chú ý đến khả năng lưu trữ thông số để người sử dụng có nền tảng đánh giá hoạt động và đưa ra quyết định bảo trì bảo dưỡng.