Bài Viết Mới

Thiết kế, thi công kho lạnh tối ưu, tiết kiệm chi phí

Kho lạnh là một trong những giải pháp hữu ích dành cho doanh nghiệp. Trong việc lưu trữ, bảo quản các mặt hàng như: nông sản, thủy hải sản, dược phẩm… Chính vì vậy, nhu cầu thiết kế kho lạnh trên thị trường hiện nay là rất lớn. Muốn thiết kế được hệ thống kho lạnh vận hàng trơn tru thì việc xem xét các thông số, đảm bảo yêu cầu chi tiết là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Điện Lạnh Biển Bạc xin chia sẻ với quý khách hàng một số tiêu chuẩn trong thiết kế kho lạnh và các bước thi công, lắp đặt kho lạnh bảo quản

Một số tiêu chuẩn trong thiết kế kho lạnh




– Mặt bằng để thiết kế kho cần phải bằng phẳng, cao ráo, tránh tạo khoảng trống, hở trong kho lạnh sẽ làm cho vỏ kho lạnh không đảm bảo tối đa khả năng cách nhiệt.

– Diện tích mặt bằng cũng cần đủ rộng để cho người và máy móc có thể vận hành, di chuyển lấy hàng hóa trong kho.

– Phòng đệm trong kho lạnh cần cao từ 0,8 – 1,4 mét so với nền kho.

– Phần trần kho cần đảm bảo độ kín, nhẵn và sáng màu để hạn chế việc hấp thụ nhiệt từ áng nắng mặt trời vào kho lạnh, gây thất thoát nhiệt.

Các bước thi công kho lạnh

Thiết kế, thi công kho cấp đông là khâu rất quan trọng để kho lạnh hoạt động trơn tru. Đồng thời nó cũng là cách giúp tiết kiệm không gian, chi phí. Theo đó, trong thiết kế kho lạnh cần thực hiện các bước sau:

Trước khi tiến hành lắp đặt kho lạnh công ty sẽ cho nhân viên tới khảo sát sau đó sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng về dịch vụ lắp đặt kho lạnh

Bước 1: Chuẩn bị địa điểm



Đầu tiền, cần xác định chính xác địa điểm, kiểm tra mặt bằng nền kho lạnh bằng công cụ đo đạc như tia ô nước. Sau đó, chỉnh sửa các vị trí không phù hợp để tránh khó khăn trong việc lắp khung Panel.

Bước 2: Lắp đặt vỏ kho lạnh



Phần vỏ kho lạnh cũng cần được lưu ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kho. Cho nên, trong thiết kế thi công cần tiến hành lắp đặt hệ thống trần và lắp đặt Panel.

Bước 3: Lắp đặt cửa kho lạnh



Tương tự, cửa kho lạnh là bộ phận cần thiết, không thể thiếu. Việc đóng mở kho lạnh thường xuyên để xuất – nhập hàng sẽ khiến hệ thống lạnh không được đảm bảo. Cho nên, khi thiết kế kho lạnh cần lưu ý tới cửa kho, cần có hai lớp cửa gồm cửa bản lề và cửa trượt để yếu tố làm lạnh luôn được đảm bảo.

Bước 4: Lắp đặt hệ thống dàn ngưng kho lạnh



Đây cũng là một bước quan trọng, cần lưu ý trong thiết kế kho lạnh. Khi lắp đặt phải đúng kỹ thuật và bản thiết kế đã bố trí. Ngoài ra, cụm máy phải được để trên dàn khung sắt ở vị trí cao khoảng 150m trở lên để đảm bảo máy móc không bị hỏng hóc.

Bước 6: Lắp đặt tủ điện điều khiển



Hệ thống điện phải được lắp đặt đúng kỹ thuật theo bố trí trong bản thiết kế nguyên lý điện. Đặc biệt, kích cỡ dây phải chuẩn xác. Trong khi đó, tủ điện phải được đặt tại nơi thoáng đãng, không ẩm ướt, dễ dàng đi lại, vận hành. Đồng thời, hệ thống dây điện lắp đặt sao cho an toàn.

Bước 7: Hoàn thiện



Trước khi đi vào vận hành cần tiến hành chạy thử, kiểm tra nghiệm thu lắp đặt để đảm bảo hệ thống kho lạnh hoạt động trơn tru. Quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn khi hoạt động để mang tới hiệu quả cao nhất.

Các yếu tố cần lưu ý trong tư vấn thiết kế kho lạnh

1. Kích thước kho lạnh hoặc số lượng hàng cần bảo quản trong kho lạnh


Đây là yếu tố đầu tiên trong thiết kế kho lạnh. Cần phải biết được kích thước kho lạnh cần lắp đặt hoặc số lượng hàng cần bảo quản trong kho lạnh để tính ra diện tích kho lạnh cần làm. Bên cạnh đó, diện tích mặt bằng để làm kho lạnh cũng là yếu tố then chốt trong việc tính toán diện tích làm kho lạnh hợp lý.

Với kho lạnh mini thì diện tích mặt bằng để làm kho lạnh rất quan trọng vì thông thường khách hàng không có diện tích quá rộng để làm kho lạnh thoải mái mà dựa vào mặt bằng và nhu cầu để tính toán diện tích làm kho lạnh thích hợp nhất

Đối với kho lạnh công nghiệp thì rất cần diện tích mặt bằng để tính toán các khu vực liên quan như: khu vực làm kho lạnh chính, khu vực làm phòng đệm, khu vực lắp đặt máy, khu vực xuất nhập hàng và các khu vực phụ trợ để xe ra vào hợp lý nhất.


2. Sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh

Yếu tố cốt lõi để thiết kế kho lạnh dĩ nhiên là sản phẩm sẽ bảo quản trong kho lạnh. Vì vậy, cần phải biết chính xác sản phẩm để thiết kế kho lạnh phù hợp.



Chúng ta có thể chia nhóm sản phẩm để có thể tính toán nhiệt độ phù hợp với từng loại sản phẩm, cụ thể:

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ -60oC trở xuống: Đây là nhóm sản phẩm rất đặc biệt, cần nhiệt độ bảo quản âm rất sâu để các thành phần rất hiếm trong sản phẩm không bị phân hủy

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ -45oC trở xuống: Đây là khoảng nhiệt độ âm tối ưu để lưu trữ các sản phẩm đông lạnh với hạn sử dụng là vĩnh viễn nếu nhiệt độ trong kho lạnh luôn duy trì ở mức này.

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ -25oC đến -22oC: Đây là nhóm sản phẩm cần độ lạnh sâu hơn mức bình thường (-18oC) để sản phẩm đạt độ tươi ngon nhất như: kem, yaourt, thủy sản ...

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ -20oC đến -16C: Đây là mức nhiệt độ kho đông lạnh phổ thông nhất trong đó có thịt, cá, cá khô cần bảo quản dài ...

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ -15oC đến -10oC: Có nhiều sản phẩm phải giữ ở mức nhiệt độ âm vừa như thực phẩm cho gia súc, các loại sản phẩm đông lạnh đã chế biến ...

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ -10oC đến -5oC: Đây là mức nhiệt độ bảo quản sản phẩm đông lạnh thời gian ngắn để chuyển sang sản xuất hoặc đưa ra thị trường ngay.

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ -5oC đến 0oC: Đây là khoảng nhiệt độ cấp đông mềm cho thịt bò luôn tươi ngon trong thời gian ngắn để sử dụng ngay hoặc để bảo quản đá viên và một số sản phẩm khác.

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 0oC đến +5oC: Khoảng nhiệt độ bảo quản của rất nhiều nông sản, củ, quả, trái cây, thanh long, các sản phẩm sữa, các sản phẩm từ thịt ....

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ +2oC đến +8oC: Với nhiệt độ này sẽ tối ưu nhất để bảo quản Vắc xin, dược phẩm, sữa ...

- Nhóm sản phẩm cần bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ +12oC đến +15oC: Nhiệt độ chín của chuối hoặc dùng bảo quản rau xanh, và đặc biệt là rượu vang.


3. Nhiệt độ sản phẩm đầu vào kho lạnh



Nhiệt độ của sản phẩm đầu vào rất quan trọng trong thiết kế kho lạnh. Nhiều khách hàng không quen sử dụng kho lạnh nên đôi khi còn nhập hàng còn nóng vào kho lạnh, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ trong kho lạnh. Vì vậy, để tính toán đúng công suất cụm máy và dàn lạnh thì khách hàng cần cung cấp nhiệt độ của sản phẩm khi nhập vào kho lạnh.

Bên cạnh đó, công suất cụm máy nén dàn ngưng được tính bằng KW lạnh chứ không phải bằng HP như một số đơn vị làm kho lạnh tư vấn khách hàng. Công suất HP chỉ là công suất định danh cho máy nén, còn công suất lạnh đầu ra (KW lạnh) là yếu tố quyết định để kho lạnh đạt được nhiệt độ cần thiết.

Bên cạnh đó, nhiều thợ làm kho lạnh không biết công suất lạnh đầu ra của cụm máy và chọn dàn lạnh phù hợp, họ chỉ mua dàn lạnh theo kiểu "Bán cho cái dàn lạnh 2HP, hay 3HP" chứ không thể tính toán được dàn lạnh nào phù hợp với công suất cụm máy. Điều này cũng làm giảm đáng kể công suất lạnh đầu ra của cụm máy nén dàn ngưng.

4. Tần suất và số lượng hàng xuất nhập mỗi ngày

Đây là yếu tố khá quan trọng trong thiết kế kho lạnh vì nhiệt trong kho sẽ thất thoát trong thời gian xuất nhập hàng và phải bù nhiệt cho lượng hàng mỗi lần nhập vào kho lạnh. Tần suất này càng cao và lượng hàng luân chuyển (xuất/nhập) hằng ngày càng nhiều thì nhiệt lượng cần bù vào càng lớn, cần phải có đội ngũ có trình độ chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm về kho lạnh để tính toán và chọn thiết bị lạnh phù hợp để tránh thiếu tải hoặc thừa tải gây lãng phí.



5. Phương tiện xếp dỡ hàng trong kho lạnh

Đối với kho lạnh mini thì thường xuất nhập hàng bằng phương pháp thủ công nhưng các kho lạnh thương mại và kho lạnh công nghiệp thì tùy cách bố trí và sẽ có phương tiện xếp dỡ phù hợp từ xe nâng tay đến xe nâng máy. Cần lưu ý đến phương tiện xếp dỡ hàng trong kho lạnh để tính toán thiết kế loại nền kho lạnh phù hợp. Ngoài ra, các phương tiện cơ giới sử dụng trong kho lạnh sẽ sinh ra nhiệt năng, cần phải cấp lạnh bù vào để đảm bảo nhiệt độ trong kho luôn đạt mức cần thiết và ổn định.



6. Nhiệt độ và độ ẩm môi trường

Nhiệt độ và độ ẩm môi trường tùy khu vực khác nhau sẽ ảnh hưởng đến công suất cụm máy và lọt ẩm vào kho lạnh không giống nhau. Vì vậy, khi thiết kế kho lạnh cũng cần tính toán đến yếu tố này để có thiết bị phù hợp nhất.

Thiết kế kho lạnh là khâu đầu tiên trong chuỗi cung cấp, lắp đặt kho lạnh đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, không phải đơn vị cung cấp kho lạnh nào cũng có đội ngũ và kiến thức chuyên môn để thực hiện công việc này cho khách hàng. Để tránh xảy ra việc đầu tư kho lạnh bị lãng phí, quý khách hàng nên xem xét chọn lựa đơn vị chuyên nghiệp và có uy tín để đầu tư kho lạnh lâu dài và tiết kiệm nhất.

Chúng tôi tự hào là đơn vị thiết kế kho lạnh đạt tiêu chuẩn Châu Âu, cung cấp kho lạnh chất lượng, lắp đặt kho lạnh đúng tiêu chuẩn và quy trình, bảo hành kho lạnh nhanh chóng, bảo trì kho lạnh lâu dài.


 

Post Top Ad

Your Ad Spot

Trang